Category Archives: Software

Software ,softvn,vnsoft,gift ,internet,web

NetworX Security ,sử dụng các Ngõ ra AUX 1-2 của hệ thống NX-GE.

Để dùng cho nhu cầu kích hoạt các thiết bị ngoài khi hệ thống NetworX có báo động ,các thiết bị kết nối cho phép điều khiển theo nhu cầu riêng của từng nơi sử dụng, nâng cao tính năng khi kết hợp với hệ thống camera quan-sát,hệ thống đóng-mở cửa bằng khoá điện…

Hệ thống NX đều đã có sẵn theo mặc định là các trạm ngõ-ra AUX 1-2 hoặc AUX 1-2-3-4 , cần lưu ý là tuỳ theo hệ thống loại NX-4 / 6 / 8 /8E các ngõ ra AUX có phương thức điều khiển khác nhau trong việc cho xuất ra nguồn điện Âm hoặc Dương trên các tiếp điểm NO/NC.

Giải thích của antoanvn.com ở đây sẽ lấy Còi-hú nhỏ ( Scream ) và đèn chớp báo động (Strobe-Light) làm kiểu mẫu thông dụng nhất , hai loại thiết bị ngoài này đều dùng nguồn điện 12VDC .

Với hệ thống NetworX GE NX-4 : hai ngõ ra AUXOUT 1 và 2 được đặt ở hai vị trí cách xa nhau trên bo-mạch NX .Ngõ ra AUXOUT là tiếp-điểm của Relay sẽ đóng xuống Mass khi kích hoạt ,mỗi ngõ ra cho phép xuất 400mA hoặc tổng cho 2 ngõ ra là 800mA.

Hình minh hoạ cho thấy : chân nguồn dương 12VDC của Còi và đèn được kết nối đến trạm xuất  nguồn + của NX ; và chân nguồn âm của Còi và đèn chớp kết nối thẳng vào hai trạm AUXOUT.Bình thường chân nguồn âm không có điện do tiếp điểm relay hở,chỉ khi có kích hoạt báo động ngõ ra AUXOUT sẽ đóng xuống Mass là cấp nguồn âm sẽ làm còi hú và đèn chớp.Thời gian xuất ra mặc định sẽ theo còi hú chính . có thể lập trình lại theo nhu cầu riêng.

Với hệ thống NetworX GE NX-6 : theo mặc định các ngõ ra AUX 123 (và 4 ) sẽ đóng xuống Mass để cấp nguồn điện âm cho thiết bị kết nối , riêng AUX 4 để cho phép kết nối đầu báo khói loại 2 dây có thể áp dụng thêm như là zone 7. ,mỗi ngõ ra cho phép xuất 400mA hoặc tổng cho các ngõ ra là 800mA.

Hình minh hoạ cho thấy : chân nguồn dương 12VDC của Còi và đèn được kết nối đến AUX PWR là trạm xuất  nguồn + của NX ; và chân nguồn âm của Còi và đèn chớp kết nối tuần tự vào các trạm AUX 1-2-3 .Bình thường chân AUX-1-2-3  không có điện do tiếp điểm relay hở,chỉ khi có kích hoạt báo động ngõ ra AUX-1-2-3 sẽ đóng xuống Mass là cấp nguồn âm sẽ kích hoạt còi hú và đèn chớp.Thời gian xuất ra mặc định sẽ theo còi hú chính . có thể lập trình lại theo nhu cầu riêng.

Với hệ thống NetworX GE NX-8 : theo mặc định các ngõ ra AUX 1234 sẽ đóng xuống Mass để cấp nguồn điện âm cho thiết bị kết nối , riêng AUX 4 để cho phép kết nối đầu báo khói loại 2 dây có thể áp dụng thêm như là zone 7. ,mỗi ngõ ra cho phép xuất 400mA hoặc tổng cho các ngõ ra là 1.000mA.

Với hệ thống NetworX GE NX-8E : tương tự như NX-8 và cho phép tuỳ chọn các tiếp điểm relay dùng theo nhu cầu riêng qua các chấu Jumper.

Kết nối NX vào máy vi tính,dùng phần mềm DL900

Bài viết tương tự dùng cho hệ thống NetworX NX-8E ,xem trên antoanvn.com , bên dưới này là phần phụ lục nói về hệ thống NetworX NX-4/6/8 ,kết nối qua module NX-584.

Tìm hiểu thêm về kết nối NX-8 với module NX-584
Có thực sự cần dùng module NX-584 cho hệ thống NX-8E hay không ?xem trả lời từ bài viết chỉ dẫn thực hiện cáp GE-P0003 dùng kết nối vào PC.

Các cổng nhúng nối tiếp (embeded serial port) của NX-8E có chính xác cùng một cấu hình và cài đặt y-như khi dùng cách nối có mô-đun NX-584  cho tất cả các bo-mạch NX khác. (NX-4/6/8/4V2/6V2/8V2).
NX-584 cũng có thể được kết nối với NX-8E khi có yêu cầu với hai cổng nối tiếp !

Sự khác biệt duy nhất là NX-584 không hỗ trợ định dạng nhị phân ( bàn phím LED) và chỉ dùng với LCD keypad , điều này thích hợp với người dùng biêt Anh ngữ và có một chút nhanh hơn so với các định dạng ASCII dùng cho công việc lập trình và caì đặt.

Cả hai định dạng đều được hỗ trợ trong DL900 và có thể được cấu hình thuộc về mục  Program > Setup > Direct Connect Settings > Protocol tab (Mặc định là nhị phân-binary) .Còn lại là một mô-đun NX-584 cấu hình đúng CÓ THỂ được sử dụng cho mục đích tải lên / tải về chương trìnhvà quản lý ,in-ấn tất cả thông báo từ NX.

  • Mô-đun NX-584 ngoài kêt nối Serial-port  ,còn cần thêm 3 dây kết nối vaò NX y như của bàn phím là Data,Pos và Com.
  • Cần lưu ý là phải cài đặt DL900 trước ,sau đó mới thực hiện cấu hình và kết nối cáp, nếu không DL900 sẽ thông báo là hệ thống NX không đúng,trong khi thật sự đang kết nối là NX-8E ( minh họa NX-8E).

Tự lắp-đặt hệ thống báo động vô tuyến cho gia đình,hướng dẫn cơ bản.

Sau vụ cướp thảm sát gây chấn động tại tiệm vàng Ngọc Bích ở phố Sàn, Bắc Giang, các chủ tư gia cẩn thận đã nghĩ đến nhu cầu lắp thêm các hệ thống báo động trong nhà,là điều rất thực tế, đặc biệt là hệ thống báo động không cần dây nối để thích ứng với cấu trúc nhà đã trang trí.

Cần phải nhắc đến là các căn hộ chung cư cao cấp ,nhà liên kế nên các vị trí chủ chốt cần phải bảo vệ không nhiều ,nếu dùng hệ thống vô tuyến là phù hợp nhất .Trong đa số trường hợp chủ nhân có chút hiểu biết kỹ thuật ,do vậy việc tự mình chọn lựa mua và tự lắp-đặt cho nhà mình một hệ thống báo động là hợp lý nhất ,tránh được các phiền toái do người đến lắp-đặt hệ thống không mấy tin-tưởng ( với các đơn vị nhỏ,cửa hàng điện máy thì việc đóng cửa dẹp tiệm là điều có thể xãy đến bất cứ lúc nào ) cũng là một mối nghi-ngại khi cho người lạ vào nhà mình . Tại sao không tự mua và tự lắp-đặt ?

Thông thường ,các vụ trộm cướp là do các đối tượng đã khảo sát rất kĩ lưỡng quy luật hoạt động và sinh hoạt của các thành viên trong gia đình mà chúng dự tính tham viếng . Với một hệ thống báo động chống trộm vô tuyến tự lắp-đặt ,chủ nhà có lợi thế là không ai biết các cảm biến phát hiện đột nhập được đặt ở vị trí nào, hệ thống báo động bố trí ra sao, có báo động qua điện thoại hay không ? ( chúng đều biết rõ về chức năng cơ bản của hệ thống báo động , do vậy ,chúng không ngu-dại gì mà mò đến một căn hộ,một tư gia biết là có hệ thống báo động ) . Cũng từ nhưng nguyên tắc này ,việc tự lắp-đặt cho nhà mình hệ thống báo động , lâu lâu cho còi hú vang “chơi” vài lần như là một lời cảnh báo rất hiệu nghiệm để trộm cướp bỏ đi nơi khác , tìm nơi không có hệ thống báo động dễ “làm ăn” hơn, không dám tính đến chuyện đối mặt ,hay làm sao để qua mặt được hệ thống báo động ,mà máy móc thì luôn canh giữ ngày đêm,không có chuyện “ngủ quên” để chúng đột nhập vào được. Ngoại trừ một vài vụ việc do có uẩn-khúc hoặc nội-tuyến chúng mới dám hoạt động mang tính chất manh động  trong quá trình phạm tội.

Với antoanvn.com , việc cung cấp thiết bị báo-trộm gởi cho người mua là chủ nhân phần nhiều là ở các tỉnh tự lắp-đặt, gần như toàn bộ các chủ tư gia trên đều lắp-đặt thành công và sử dụng hiệu quả, nguyên do là thiết bị đã chọn lọc,thử nghiệm từng hệ thống trước khi giao đến cho người mua. Các bước thao tác lắp-đặt chỉ dẫn cặn kẽ ,cùng với sự chỉ dẫn trực tiếp qua điện thoại giúp cho việc tự lắp đặt rất dễ hiểu và nhanh gọn.

Dưới đây là những bước mà bất cứ hệ thống báo động vô tuyến nào cũng đều thực hiện tương tự , nhằm đáp ứng nhiều thắc-mắc như : “hình dung một hệ thống báo động có gì?” ,”việc lắp-đặt ra sao?” , nghe nói mã-số  vô tuyến,tần số  “bảo mật ra sao?” , nhà kế cận nhau dùng cùng một chủng loại hệ thống báo động có trục trặc gì ?

Là hướng dẫn của hệ thống báo động vô tuyến ABS-04i, xem thêm về giá bán,kiểu dáng các phụ kiện chuyên dùng chống trộm của hệ thống ở các bài giới thiệu trên antoanvn.com.Với những nơi lo-ngại trộm cướp cắt dây điện thoại , có thể chọn dùng loại báo động chống trộm dùng SIM hệ di động GSM.

HƯỚNG DẪN NHANH CHO HỆ THỐNG ABS-04i SỬ DỤNG .TRƯỚC KHI VẬN HÀNH CẦN GẮN CÁC DÂY VÀO HỆ THỐNG ,NHƯ SAU :

  • Cắm dây còi hú vào trạm “Siren” tròn trên bộ Trung tâm.
  1. Nếu chưa muốn cho hú-còi ồn-ào thì để cắm sau này cũng được.
  • Cắm dây của UPS adaptor cấp nguồn vào trạm “Power” cấp nguồn DC trên trung tâm,Sau đó cắm cục UPS vào ổ điện nhà 220VAC.
  1. Khi cắm vào sẽ thấy đèn Led màu XANH POWER trên trung tâm sáng lên.
  2. Nếu thấy Led màu ĐỎ ALARM sang , thì dung REMOTE nút thứ 4 : Р để cho tắt đi.
  3. Lúc này ,Tel Host sẽ kêu “Bíp” lien tục báo hiệu đường dây điện thoại bị mất ( giống như bị kẻ gian cắt vì chưa cắm dây Tel Line vào.)
  • Cắm dây điện thoại bên ngoài  vào trung tâm “Line 1” theo như hình minh họa.
  • Cắm dây của một điện thoại bàn  vào trung tâm “Line 2” ( từ Line Telephone ngoài nhà đi vào  hoặc  từ trong ổ cắm TEL âm vào vách tường nếu nhà có sẵn).Lưu-ý : điện thoại bàn ở Line 2 sau khi cài-đặt các số Tel gọi ra và tính năng tùy chọn xong ,thì có thể rút ra không cần kết nối điện thoại bàn ở Line 2 nữa.
  1. Lúc cắm dây Tel xong trung tâm sẽ ngưng ,KHÔNG kêu Bíp LIÊN TỤC báo động mất Tel Line nữa.
  • Khi đã cắm tất cả dây như trên,nếu hệ thống có kêu “Bíp” ,30 giây một lần là báo hiệu chưa thu-âm câu nói cầu-cứu phát  lúc gọi ra khi báo động.Khi cài đặt xong sẽ hết kêu Bíp này.
  • Cần chú ý .cắm nguồn điện liên tục cho Adaptor ,sau 24 giờ nguồn dự phòng cúp điện bên trong UPS adaptor mới bắt đầu hoạt động.Luôn luôn gắn nguồn 220V để Trung Tâm ổn định.

NHẬN BIẾT CÁC ĐÈN LED BÁO HIỆU TÌNH TRẠNG CỦA ABS-04i

CÁC NÚT CHỨC NĂNG TRÊN REMOTE CẦM TAY,CÁC NÚT NHẤN TRÊN REMOTE :

  1. PANIC  : là nút thứ 1 , nhấn khẩn cấp ,bất kể lúc nào khi nhấn vào nút thứ 1: “PANIC”   là kích hoạt  báo động khần-cấp ,sẽ hú còi và trung tâm gọi báo động ra ngoài ngay.
  2. ARMING : (ARMED): là nút thứ 2:  nhấn “ARM” một lần để  ON trung tâm vào chế độ báo động.
  3. BYPASS PIR : là nút thứ 3 : “ByPass”  dùng để tạm hủy bỏ không cho hồng ngoại kích hoạt báo động ,khi trung tâm tel host đã ở chế độ ARMED. ( hoặc gọi là arming ).
  4. DISARM : là nút thứ 4: “DISARM” dùng để tắt OFF hệ thống ,trở về chế độ bình thường không có kích hoạt báo động gọi là disarm.( duy nhất kích hoạt khi nhấn nút PANIC ).

KIỂM TRA THỬ CÁC CẢM BIẾN VÔ TUYẾN.
Thực hiện ngay bước này để biết trung tâm và toàn bộ cảm biến hoạt động tốt.
LẮP PIN VÀO CHO HỒNG NGOẠI .( Công tắc từ và  Remote đã lắp sẵn pin )

  1. Mở con-ốc-vít trên dầu của Hồng ngoại ( PIR) ra , sẽ thấy có PIN sẵn.Tháo Pin và cắm vào đầu dây của PIR đúng theo đầu lớn nhỏ.
  2. Gạt công tắc bên hông PIR lên ON xem có thấy led đỏ chớp tắt bắt dầu hoạt động hay không.
  3. Đóng nắp PIR lại và vặn lại ốc vít như ban đầu. ( gạt công tắc lên ON để bắt dầu thử )
  4. Các tính năng chỉnh bên trong PIR, xem chỉ dẫn ở hình minh họa chụp thực tế..
  5. Đặt PIR vào vị trí nào đó trong phòng để thử nghiệm trước.

THỬ NGHIỆM CÁC CẢM BIẾN VÀ REMOTE TRÊN TRUNG TÂM.
CHO KÍCH HOẠT BAN ĐẦU .
1.    Thử nghiệm chế độ báo động : trung tâm ABS-04i  lúc này đang sáng duy nhất một đèn xanh POWER ,không có đèn nào khác .Nếu thấy đèn ALARM hoặc đèn ARM sáng thì nhấn vào Remote ở nút  thứ 4 : “DISARM”   để tắt led đỏ đang sáng này..

  • Để cho hệ thống vào chế độ sẵn-sang báo động : nhấn nút thứ 2:   “ARM”    trên Remote một lần.( chế độ ARM )
  • Trung tâm báo động  sẽ kêu Bíp một tiếng và sáng đèn led ARMED báo hiệu đã vào chế độ báo động.

2.    Sau lúc này , có thể cho mở cửa có gắn cảm-ứng công-tắc từ-trường (MCT) , hoặc đi ngang qua hồng ngoại (PIR) tức khắc sẽ phát tín hiệu báo động về trung tâm. Trung tâm sẽ sang đèn led ĐỎ ALARM và hú còi báo động .( nếu có gắn còi hú vào ). Chứng tỏ hệ thống vô tuyến hoạt động tốt.

  • Tắt báo động ngay ( vì đang thử nghiệm ban đầu ) bằng cách nhấn một lần vào nút thứ 4:  DISARM  trên Remote (giải-giáp ) ,các led ALARM và ARMED đều tắt .
  • Lập lại các thao tác này , để thử cho cảm biến khác ,biết chắc chắn hệ thống vô tuyến hoạt động ổn định mới qua các bước kế-tiếp khác.

3.    Thử nghiệm với chế độ BYPASS để cho tạm ngưng không báo động cho hồng ngoại : trong nhiều trường hợp ,khi gắn PIR ở trong cầu thang lên-xuống nhà,khu vực nhà vệ-sinh hoặc phòng khách .Hệ thống lúc này chỉ cho phép báo động với cửa có gắn cảm-ứng từ trường (MCT) mà không báo động với hồng ngoại (PIR gọi là tạm hủy bỏ Bypass ),người nhà đi ngang qua không bị báo-động.

  • Nhấn Remote với nút thứ 2 :  “ARM”.để cài cho hệ thống vào chế độ báo động, lúc này thấy sáng đèn led ARM. Tiếp theo ,nhấn 2 lần liên tiếp vào Remote ở nút thứ 3 : ” S”  Trung tâm sẽ kêu một tiếp Bíp dài. Báo hiệu đã cho tạm hủy bỏ Hồng ngoại ,
  • Lúc này , khi đi ngang qua hồng ngoại (PIR) ,sẽ KHÔNG kích hoạt phát tín hiệu báo động Alarm như lúc ARM bình thường , các Cảm-ứng công tắc từ (MCT) vẫn có báo-động .
  • Khi cần trở về chế độ cho báo động cả 2 loại cảm biến, tắt chế độ báo động như thông thường với Remote nút thứ 4 :  “DIARM”, (Disarm) và lần sau khi vào chế độ báo động với nút ARM ,trung tâm sẽ báo động với cả 2 loại cảm biến như ban đầu.

CÁCH CÀI ĐẶT MÃ-HÓA TẦN SỐ VO-TUYẾN DÙNG CHO TRUNG TÂM.

BẮT ĐẦU THAO TÁC LẬP TRÌNH .
Sau khi thử các tín hiệu vô tuyến hoạt động tốt , thao tác qua phần lập trình các số điện thoại sẽ tự động gọi ra khi trung tâm có kích hoạt từ các công tắc từ hoặc hồng ngoại.

Cần chú ý nút nhấn “màu đỏ” đằng sau trung tâm báo-động ,gọi là nút “Record” hoặc REC , mỗi lần muốn lập trình đều phải : “nhấc tay cầm điện thoại lên” và sau đó nhấn nút REC màu đõ này rồi mới đến các thao tác nhấn phím khác.Khi nhấc tay cầm lên,không cần biết trong điện thoại đang nói gì , cứ tuần tự thao tác đúng như chỉ dẫn . ( không cần chú ý là trong TEL dang nói gì ).

Nên ghi các thao tác cần lập trình sẵn ra một tờ giấy ,rồi sau đó nhấn các phím lập trình tuần tự ,không nên nhấn lúc nhanh lúc chậm , có thể làm gián đoạn hoặc sai-lệch chu kỳ lập trình.

THU ÂM CÂU NÓI BÁO ĐỘNG .

Nhấc tay cầm lên , sau đó nhấn và giữ luôn vào nút REC màu đỏ đằng sau Trung tâm đến khi

  •      Nghe trung tâm  kêu một tiếng “bíp” , ngay lúc này sẽ bắt đầu nói vào thật ngắn-gọn, nói lớn và rõ ràng ,ví dụ như : “nhà số 234 có trộm , nhờ anh B qua bắt trộm …” . tùy-theo  ý muốn
  • Thời gian câu nói thu âm chỉ khoảng 10 giây đồng hồ.( nói xong thì nhả nút REC ra .)
  • Sau khoảng 10 giây thu âm này ,Trung tâm sẽ kêu tiếng Bíp dài báo hiệu đã thu-âm xong.

Tiếp tục, qua phần lập trình cho một số Tel nào đó muốn gọi ra khi có báo động và sau đó cho kích hoạt “Alarm” để thử nghe báo qua điện thoại có câu nói rõ ràng. Nếu nghe thấytiếng nói  không rõ nên ,Ghi âm lại lần nữa thật rõ với thao tác y-hệt như trên.

LẬP TRÌNH CHO CÁC SỐ TEL & DI ĐỘNG MUỐN GỌI RA .
Hệ thống cho phép lập trình đến 5 số tel gọi ra , nhưng theo thực tế nên nhập 2 hoặc 3 số tel để dùng là tốt nhất và tránh khỏi việc báo động khắp nơi ,quá nhiều nơi sẽ gây rối ,gây phiền nhiễu.
Ban đầu ,có thể thử lập trình cho gọi ra 1 số Tel trước ,sau khi sử dung thuần thục sẽ lập trình thêm các số thứ 2,thứ 3… không nên lập trình từ ban đầu nhiều số Tel gọi ra sẽ dễ bị sai lạc.

Quy ước là số Tel đầu tiên là số “1” , số Tel thứ nhì là “2” ,số thứ ba là “3”… Khi gọi ra để báo động,trung tâm sẽ tự động gọi tuần tự qua các số theo thứ tự 1-2-3 ,khi có người nhấc máy Tel nghe câu nói báo động thì ; hệ thống tiếp tục gọi các số Tel kế tiếp  cho đến khi chủ nhân  tắt chế độ báo động với nút nhấn thứ 4 là : DISARM trên Remote. ( và tắt led ALARM )

THAO TÁC LẬP TRÌNH CHO SỐ TEL: ví dụ di động : 093 202 1234
NhẤc tay cầm lên sau đó nhấn một lần vào nút REC đằng sau trung tâm. ( hoặc nhấn nút REC trên trung tâm trước rồi nhấc tay cầm điện thoại bàn sau ,cũng y-hệt nhau )

  • Tiếp tục, tuần tự nhấn phím [ # ]  [ 1 ]  [ * ]   ( nhấn #1* là gọi cho số tel dầu tiên ).
  • Tiếp theo là số điện thoại muốn gọi : [ 0 ] [ 9 ] [ 3 ] [ 2 ] [ 0 ] [ 2 ] [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ # ]  , dấu thăng # cuối cùng là qui ước xác nhận nhập các số này vào bộ nhớ.

Lúc này sẽ nghe trung tâm kêu Bíp dài và ngắn,báo hiệu nhập thành công ,nếu việc lập trình có sai sót không thành công thì sẽ nghe kêu 3 tiếp Bíp liên tục. Phải gác tay nghe xuống và làm lại các thao tác từ đầu nếu có sai-sót .

LẬP TRÌNH CHO SỐ TEL THỨ NHÌ : ví dụ lien tỉnh TpHCM : 848 3991 5058
NhẤc tay cầm lên sau đó nhấn một lần vào nút REC đằng sau trung tâm.

  • Tiếp tục, tuần tự nhấn phím [ # ]  [ 2 ]  [ * ]   ( nhấn #2* là gọi cho số tel thứ nhì ).
  • Tiếp theo là số điện thoại muốn gọi : [ 8 ] [ 4 ] [ 8 ] [ 3 ] [ 9 ] [ 9 ] [ 1 ] [ 5 ] [ 0 ] [ 5 ] [ 8 ] [ # ]  , dấu thăng # cuối cùng là qui ước xác nhận nhập các số này vào bộ nhớ.

Lúc này sẽ nghe trung tâm kêu Bíp dài và ngắn,báo hiệu nhập thành công ,nếu việc lập trình có sai sót không thành công thì sẽ nghe kêu 3 tiếp Bíp liên tục. Phải gác tay nghe xuống và làm lại các thao tác từ đầu .